Gỗ ghép phủ Veneer mang màu sắc và đường vân của gỗ mà giá thành lại rẻ hơn gỗ thịt rất nhiều. Chính vì thế hiện nay, vật liệu này đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu để thi công nội thất trong nhà, văn phòng. Vậy cụ thể gỗ Veneer là gì? Gỗ Veneer có thể phủ được trên những loại ván nào? Cùng phongviet.info tìm hiểu ngay ở bài viết này.
Gỗ phủ Veneer là gì?
Veneer còn được gọi là ván lạng. Gỗ Veneer hiểu đơn giản là tấm gỗ được lạng (xẻ) mỏng từ nhiều loại gỗ tự nhiên khác nhau. Độ dày của mỗi tấm lạng chỉ từ 0,1- 0,3mm. Bề rộng sẽ phụ thuộc vào đường kính của thân cây gỗ. Gỗ phủ Veneer sẽ là tấm cốt gỗ công nghiệp đã được phủ Veneer lên bề mặt. Dùng trực tiếp trong thi công nội thất.
Một khúc gỗ tự nhiên nếu đem lạng mỏng thì thu được rất nhiều tấm Veneer vân gỗ. Ước tính trung bình một khúc gỗ có độ dày 30cm, rộng 30cm và dài 250cm có thể lạng được khoảng 1500 – 3000m2 tấm phủ Veneer.
Khác với tấm phủ Laminate hay Melamine, gỗ Veneer được lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt có đường vân, màu sắc tự nhiên, sang trọng. Veneer có thể sử dụng thay thế các tấm phủ Laminate, Melamine dán dán lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Vừa có tác dụng trang trí, vừa bảo vệ cốt gỗ bên trong. Sử dụng để sản xuất đồ dùng nội thất trong nhà ở, chung cư, biệt thự, văn phòng, nhà hàng, khách sạn…
Veneer có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nên bề mặt không khác gì gỗ thật. Đây là giải pháp hoàn hảo để thay thế gỗ thịt trong sản xuất đồ dùng nội thất. Giảm tình trạng khai thác gỗ trái phép, tiết kiệm chi phí thi công cho chủ đầu tư. Trong khi đó, nội thất vẫn đa dạng kiểu dáng. Mang màu sắc tự nhiên, an toàn, đảm bảo tính sang trọng, thẩm mỹ. Tùy từng khu vực mà gỗ Veneer được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: gỗ ghép phủ Veneer, ván Veneer, Veneer gỗ, gỗ dán Veneer, gỗ phủ Veneer, gỗ ghép thanh phủ Veneer, gỗ công nghiệp phủ Veneer, ván ghép phủ Veneer, tấm gỗ dán Veneer, gỗ ghép Veneer,…
Có bao nhiêu loại gỗ Veneer?
Trong quá trình tư vấn các loại vật liệu, Nội thất Phong Việt được khách hàng quan tâm và hỏi rất nhiều về vấn đề có bao nhiêu loại ván Veneer hiện nay? Các loại gỗ được sử dụng phổ biến hơn cả là: óc chó, tần bì (Aha), xoan đào, gỗ sồi, căm xe… Dựa vào đây, ta có các loại gỗ Veneer tương ứng, mang những đặc điểm của gỗ tự nhiên tạo thành:
- Veneer gỗ sồi
- Veneer xoan đào
- Veneer tần bì
- Veneer óc chó
Gỗ Veneer có thể phủ được trên những loại ván nào?
Tấm phủ Veneer có chức năng tương tự như các tấm phủ nhân tạo Laminate, Melamine, Acrylic. Vật liệu này được sử dụng để phủ trên bề mặt các loại cốt gỗ công nghiệp MDF, HDF, ván dăm, gỗ ghép thanh, gỗ tạp, gỗ dăm.
Chỉ khác, do bề mặt phủ này có nguồn gốc tự nhiên, đã được xử lý chống mối mọt nên tuổi thọ bền bỉ hơn. Màu của đồ dùng nội thất sau khi sản xuất sẽ mang màu sắc tự nhiên của gỗ thịt.
Quy trình dán Veneer gỗ
Quy trình dán Veneer lên cốt gỗ cực kỳ quan trọng và yêu cầu kỹ thuật, máy móc hiện đại. Đảm bảo lớp keo được tráng đều, tất cả các góc cạnh phải được ép chặt, tránh trường hợp bị phồng về sau này. Cách dán Veneer lên cốt gỗ công nghiệp tiến hành như sau:
Bước 1: Phủ keo
Ván lạng cắt vuông vức sẽ được tráng lớp keo đặc chủng bằng máy tự động. Loại keo sử dụng là keo UF (ure formandehit) – được ứng dụng phổ biến trong ngành sản xuất gỗ công nghiệp. Keo có chứa hợp chất NH4CL nên khả năng bám dính cao, thời gian đóng rắn rất nhanh ở mọi nhiệt độ. Keo UF không chứa chất độc hại đối với sức khỏe của con người.
Bước 2: Dán lên bề mặt cốt gỗ
Sau đó dán ván lạng lên 2 bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Riêng đối với kiểu lạng trọn, sẽ cho ra tấm gỗ có kích thước 1220 x 2440. Lúc này không cần phải ghép nhiều tấm lạng với nhau. Còn với kiểu lạng mỏng, lạng miếng thì phải ghép các tấm lạng với nhau, phủ kín bề mặt cốt gỗ theo tiêu chuẩn.
Có nhiều cách ghép vân Veneer khác nhau giúp gia chủ sở hữu các sản phẩm nội thất đẹp, tinh tế, sang trọng.
- Veneer ghép theo kiểu vân đồng chiều (Slip match): Sau khi lạng xong, các tấm ván được cắt theo hình thức Slice sẽ cho ra vấn giống nhau, tương đối đồng đều. Các đường vân ghép cùng chiều với nhau tạo nên tấm gỗ bắt mắt.
- Veneer ghép theo kiểu vân đảo chiều (Reserved slip match): Đây là cách dán Veneer trái ngược với cách ở trên. Ta tiến hành đảo chiều xen kẽ các tấm ván lạng. Như vậy sẽ cho ra bề mặt gỗ khá lạ mắt, độc đáo. Đường vân không bị cảm giác đơn điệu, trùng lặp.
- Veneer ghép nối tiếp (Continuous End Match): Đơn giản là các đường vân trên tấm ván lạng sẽ được nối tiếp nhau theo kích thước chiều dài hoặc chiều rộng của tấm gỗ công nghiệp tiêu chuẩn.
- Veneer ghép đối (book matched Veneer): Cứ hai tấm ván lạng có vân như nhau (cắt theo phương pháp Slice) thì ghép đối ngược nhau. Đường ngăn ở giữa giống như một tấm gương dùng để phản chiếu đường vân hai bên. Cũng là một cách ghép ván lạ mắt.
- Cách ghép ngẫu nhiên (random) Các tấm ván được ghép một cách ngẫu nhiên. Đường vân sau khi ghép cũng ngẫu nhiên, không theo một trật tự nào cả. Đây là một cách ghép mới và tân tiến, được các nước phương Tây ưa chuộng. Tuy nhiên, tâm lý người Việt thì đây vẫn chưa phải là phương pháp hoàn hảo nhất. Dễ khiến người nhìn rối mắt, cảm giác không thật.
- Veneer ghép đối xứng chạy ngang: Vận dụng phương pháp đối xứng để ghép Veneer. Các tấm ván lạng sẽ nối tiếp chạy ngang đến hết cốt gỗ. Dựa vào đường vân của gỗ tự nhiên, rất có thể sẽ mang lại những họa tiết hoa văn hấp dẫn, bắt mắt và thú vị.
Bước 3: Ép tấm gỗ công nghiệp đã dán Veneer
Tiếp theo, đưa tấm gỗ vào máy ép nguội/ ép nóng. Thời gian, nhiệt độ và lực nén ép sẽ phục thuộc vào từng loại Veneer và cốt gỗ.
Bước 4: Chà nhám
Dùng máy chà nhám, đánh bóng bề mặt tấm gỗ và các góc cạnh, đảm bảo độ mịn, đẹp.
Bước 5: Kiểm tra chất lượng, phân phối ,sản xuất
Kiểm tra chất lượng sản phẩm tấm gỗ. Đem lưu kho, sản xuất các đồ dùng nội thất theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng.
Phân biệt gỗ Veneer và gỗ tự nhiên
Song cũng chính vì thế mà có đến 80% khách hàng thường nhầm lẫn vật liệu này với gỗ tự nhiên. Các xưởng sản xuất/ đơn vị cung cấp nội thất dựa vào đó mà đánh lừa người mua hàng nhằm trục lợi.
Dưới đây là một số cách cơ bản nhất để phân biệt giữa gỗ ghép thanh phủ Veneer và gỗ tự nhiên:
- So sánh bề mặt
Đem so sánh mặt trên và mặt dưới của gỗ. Nếu làm từ gỗ thịt thì chắc chắn 2 bề mặt này sẽ có vân giống hệt nhau. Ngược lại, nếu đường vân khác nhau thì là Veneer phủ lên.
- Chú ý ở phần mặt cắt gỗ
Nếu ở bề mặt cắt các thớ gỗ liền mạch, không bị đứt đoạn hay lộ ra cốt ở bên trong thì đấy là gỗ tự nhiên. Còn với gỗ công nghiệp phủ tấm Veneer thì bề mặt cắt gỗ thường sẽ lộ ra rõ ràng.
- Chà lên bề mặt tấm gỗ/ nội thất
Vì có độ dày cực kỳ mỏng nên chỉ cần chà nhẹ lên bề mặt, nếu là gỗ Veneer thì sẽ lộ ra vết xước và nhìn thấy cốt gỗ bên trong không đồng màu, đồng vân. Trong khi đó, trường hợp này hoàn toàn không có ở gỗ tự nhiên.
Các ứng dụng của tấm phủ Veneer trong thiết kế thi công nội thất
Tấm gỗ công nghiệp phủ Veneer là vật liệu cao cấp mang màu sắc, đường vân của gỗ tự nhiên, rất giống với gỗ tự nhiên. Tùy thuộc vào phần cốt gỗ ở bên trong, vật liệu này có thể dùng để làm cửa gỗ trong văn phòng, nhà ở; Sản xuất các đồ dùng nội thất gia đình như: bàn, ghế, giường, tủ, kệ, tủ rượu, dùng làm vách ngăn phòng trang trí, lam gỗ trang trí tường/ trần nhà…; Thi công nội thất văn phòng làm việc: bàn ghế nhân viên, quầy lễ tân, bàn họp…
Tủ đồ
Nội thất phòng ngủ gỗ Veneer
Nội thất phòng khách gỗ Veneer
Cửa gỗ Veneer
Thi nội thất nhà hàng gỗ phủ Veneer
Thi công nội thất phòng giám đốc gỗ dán Veneer
Nội thất văn phòng gỗ Veneer
Kết luận
Chủ đầu tư của nhà ở, biệt thự, văn phòng làm việc hay khách sạn, nhà hàng muốn sở hữu những bộ đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên đẹp, sang trọng, đẳng cấp. Thế nhưng gỗ tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt, giá thành lại vô cùng đắt đỏ. Vậy gỗ Veneer chính là giải pháp thay thế hoàn hảo cho đề bài này. Hiện nay, tấm gỗ Veneer cũng đang được xưởng gỗ Phong Việt hướng đến cho người dùng. Đã có nhiều đơn đặt hàng thiết kế, sản xuất đồ nội thất gỗ từ vật liệu này.