Thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh cần lưu ý gì?

Để tận dụng tối đa diện tích và vị trí đắc địa của các ngôi nhà mặt phố, mặt tiền, nhà ở kết hợp kinh doanh hiện đang là xu hướng được nhiều gia chủ lựa chọn. Vậy thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh cần lưu ý những gì? Nên bố trí như thế nào để công năng hợp lý và tiện nghi?

Nhà ở kết hợp kinh doanh là gì?

Nhà ở kết hợp kinh doanh là loại hình nhà nhưng mang trong mình nhiều chức năng khác nhau. Bao gồm ùng để ở sinh hoạt ăn ngủ, nghỉ và để thực hiện các hoạt động kinh doanh buôn bán, sản xuất, thương mại.

mau-nha-o-ket-hop-cho-thue-kinh-doanhMẫu nhà ở kết hợp cho thuê kinh doanh (ảnh Kiến trúc Tây Hồ).

Cá nhân sử dụng loại nhà này thường dùng mặt tiền của ngôi nhà để thực hiện các hoạt động giao thương buôn bán. Các tầng phía trên cao là không gian sinh hoạt của gia đình.

Thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh cần lưu ý gì?

Để có được những ngôi nhà có thể mang lại hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh cao cho gia chủ. Vừa có thể sử dụng ngôi nhà đó để ở quả là điều không phải bất cứ ai cũng có thể chọn và thiết kế phù hợp. Từ kinh nghiệm làm việc thực tiễn, KTS Kiến trúc Tây Hồ với kinh nghiệm chuyên tư vấn thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh cho thuê kientructayho.vn/nha-o-ket-hop-van-phong đưa ra một số lưu ý quan trọng cho chủ đầu tư khi có nhu cầu thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh.

Xác định loại hình – mục đích kinh doanh

Việc xác định loại hình, mục đích thương mại là một trong những lưu ý quan trọng nhất khi thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh. Khi chưa xác định được mục đích sử dụng ngôi nhà, và không có kế hoạch kinh doanh ràng. Bạn sẽ không thể lựa chọn, hoặc thiết kế ngôi nhà một cách phù hợp nhất. Bởi mỗi loại hình kinh doanh đều có gắn với 1 đặc thù cũng như hình thức thiết kế không gian khác nhau.

nha-o-ket-hop-van-phong-cho-thue-kinh-doanhMẫu nhà ở kết hợp cho thuê văn phòng 6 tầng (ảnh Kiến trúc Tây Hồ).

Nếu thiết kế nhà đẹp hợp lý phù hợp với mục đích kinh doanh sẽ mang lại hiệu quả cao. Ví dụ đơn giản nhất nếu bạn chọn loại hình kinh doanh quán cà phê, nhưng lại thiết kế trang trí theo kiểu quán bán bún chả vỉa đường. Thì tôi chắc chắn rằng sẽ chẳng ai ngồi nhâm nhi ly cà phê cả. Bởi đơn giản người uống cà fê cần không gian tĩnh lặng, độc đáo pha thêm 1 chút lãng mạn. Đó mới là một không gian mang tính nghệ thuật và thưởng thức.

Vì vậy không nên chọn sử dụng hoặc tự ý thiết kế nhà ở của mình thành nhà ở kinh doanh khi chưa xác định được mục đích kinh doanh.

Xác định vị trí, địa điểm – mặt tiền ngôi nhà

Bạn chọn một ngôi nhà để kinh doanh các hoạt động buôn bán nhưng lại thiết kế trang trí trưng bày sản phẩm nơi khó quan sát. Thì liệu rằng sản phẩm của bạn có được  khách hàng biết đến?

Và chắc chắn sản phẩm đó rất khó đến được tay người tiêu dùng. Theo các KTS Kiến trúc Tây Hồ, khách hàng nên thiết kế trưng bày sản phẩm ở vị trí thuận lợi nhất cho tầm quan sát của người mua. Gợi ý cụ thể : Bạn có thể bày biện trưng bày sản phẩm nơi mặt tiền mà khách hàng thường qua lại. Tuyệt đối không nên trưng bày sản phẩm quá cao, không để nơi tối, và cũng không nên để sản phẩm sâu trong nhà.

mau-nha-o-ket-hop-van-phong-7-tangMẫu nhà ở kiêm kinh doanh 7 tầng (ảnh Kiến trúc Tây Hồ).

Về địa điểm nhà ở kết hợp kinh doanh nên chọn những khu vực có đông dân cư. Nhà cần phải rộng rãi, thoáng đãng, và đương nhiên phải đủ diện tích để trưng bày sản phẩm của mình. Sau khi chọn được địa điểm thích hợp nên thiết kế ngôi nhà theo bố cục cân xứng và hợp lý nhất. Để khách hàng đến xem mua, quan sát sản phẩm dễ dàng. Tạo ảo giác về không gian thoáng đãng tự nhiên và cuốn hút.

Lựa chọn kết cấu nhà ở kết hợp kinh doanh

Thông thường các chủ nhân thường chọn những ngôi nhà có diện tích rộng về mặt tiền. Hoặc những ngôi nhà có thiết kế kết cấu nhiều tầng để kinh doanh. Kiểu nhà này có đặc điểm nhà kết cấu nhiều tầng. Gia chủ thường sử dụng tầng 1 nơi chính diện mặt đường để kinh doanh. Và thiết kế các tầng trên để phục vụ nhu cầu ở.

Lưu ý tính thẩm mỹ

Một ngôi nhà với thiết kế đẹp sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh. Tính thẩm mỹ không chỉ là việc bạn trang trí thiết kế ngôi nhà độc đáo. Mà đó còn là cả quá trình lựa chọn nội thất màu sắc phù hợp nhất Bạn nên sử dụng toàn bộ đồ nội thất chính từ gỗ công nghiệp.

– Một là: luôn giữ cho không gian kinh doanh của mình sạch sẽ gọn gàng. Bằng các hoạt động như thiết kế kệ trưng bày. Hoặc trang trí nội thất bắt mắt nhưng phải ngăn nắp vừa đủ chứ không bừa bộn. Cần tách riêng biệt nơi bày sản phẩm hàng hóa và để đồ dùng sinh hoạt nhà ở. Hơn hết hãy tách riêng biệt vị trí cũng như không gian của 2 hoạt động này.

– Hai là: Lựa chọn thiết kế màu sắc phù hợp. Tông màu cũng chính là cách thể hiện thương hiệu riêng các tính riêng của gia chủ. Nó cũng là điểm nhấn quan trọng tạo nên sức cuốn hút cho gian hàng kinh doanh của bạn. Nên lựa chọn các màu sắc phù hợp với loại hình, sản phẩm, mặt hàng sản phẩm.

thiet-ke-van-phong-showroom-ket-hop-nha-o-8-tangNhà ở kết hợp kinh doanh 8 tầng đẹp hiện đại (ảnh Kiến trúc Tây Hồ).

Chọn màu phù hợp cũng là một giải pháp làm tăng giảm cho diện tích ngôi nhà. Nếu nhà của bạn có kích thước nhỏ nên chọn các tông màu sáng ấm, để không gian trở nên thoáng đãng rộng rãi. Còn ngược lại nếu bạn đã sở hữu một diện tích ngôi nhà đáng mơ ước. Thì có thể thỏa thích lựa chọn màu để tô sơn vẽ trang trí cho ngôi nhà.

Luôn giữ được sự tự do và đảm bảo không gian riêng tư

Bạn có thể sử dụng 1 phần diện tích của ngôi nhà để phục vụ cho việc sinh hoạt ăn ngủ nghỉ. Một phần còn lại dùng để kinh doanh. Tuy nhiên bạn hay cân nhắc thật kỹ để quá trình thiết kế. Mục đích để không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt, vừa có thể tận dụng tối đa diện tích kinh doanh.

Bạn có thể đảm bảo sự riêng tư bằng cách thiết kế các vật có thể che chắn những nơi bạn cần riêng tư. Ví dụ nên thiết kế phòng ngủ nơi khuất tầm nhìn hoặc không có lối đi chung với gian hàng hoặc nơi bạn kinh doanh.

Luôn luôn đảm bảo an ninh

Một ngôi nhà nhưng có nhiều mục đích sử dụng, nhất là sử dụng kinh doanh. Đây là nơi tập trung và diễn ra rất nhiều hoạt động ra vào của nhiều người. Nếu việc thuê dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp không phù hợp vì chi phí cao thì gợi ý khi thiết kế những ngôi nhà ở này đó là trang bị thêm các thiết bị bảo vệ an ninh. Có thể lắp các camera để dễ dàng quan sát khách hàng. Việc này giúp bạn quan sát cùng một lúc nhiều khách hàng. Bạn cũng nên thiết kế 2 lớp cửa khi hoạt động kinh doanh cuối ngày kết thúc.

mau-nha-o-van-phong-cho-thueMẫu nhà ở kiêm văn phòng kinh doanh 7 tầng (ảnh Kiến trúc Tây Hồ).

Tùy vào mặt hàng kinh doanh mà cần lựa chọn những phương pháp thiết kế bảo đảm an ninh khác nhau. Ví dụ bạn buôn bán vàng. Cần chế độ cảnh giác an ninh cao hơn so với hoạt động buôn bán tạp hóa nhỏ lẻ….Tuy nhiên để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc “tiền mất tật mang”. Quý khách nên thiết kế và lựa chọn kỹ lưỡng hình thức an ninh.

Kết luận

Hi vọng bài viết này đã phần nào đó giúp bạn trả lời được đáp án cho câu hỏi. Thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh cần lưu ý gì? Hi vọng những thông tin KTS Kiến trúc Tây Hồ tư vấn trên sẽ giúp gia chủ có phương án tối ưu cho mình. Đảm bảo tính năng sinh hoạt và kinh doanh.

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi