Gỗ MDF phủ Veneer là gì? Có những loại nào? Ưu nhược điểm ra sao? Có nên sử dụng để thi công nội thất nhà ở không? MDF là cốt gỗ công nghiệp chất lượng cao đã và đang được nhiều khách hàng lựa chọn trong thi công nội thất. Nhưng khi kết hợp cùng tấm phủ Veneer? Vật liệu này có thực sự tốt như kỳ vọng? Hãy cùng xưởng gỗ Phong Việt tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Gỗ MDF Veneer là gì?
Trước hết phải khẳng định gỗ MDF phủ tấm Veneer là gỗ công nghiệp. Vật liệu được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ dùng nội thất gia đình, biệt thự, văn phòng, nhà hàng, quán ăn…
Một tấm MDF Veneer có cấu tạo gồm 2 bộ phận:
Cốt gỗ MDF (Medium density fiberboard)
Đây là loại ván sợi gồm các thành phần chủ yếu như: bột sợi gỗ, paraffin wax, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ. Bột gỗ nghiền từ gỗ tự nhiên được trộn với chất phụ gia. Trải qua quá trình ép, đánh bóng, cắt khuôn, chà nhám cho ra thành phẩm tấm gỗ thô MDF.
Tấm gỗ MDF có thể sản phẩm cốt gỗ MDF theo 2 quy trình: quy trình khô và ướt tùy vào mỗi quy trình sản xuất của mỗi nhà máy. Quy trình ép công nghệ cao giúp tấm ván có độ bền cơ học cao, chất lượng tốt hơn ván dăm, MFC.
Có hai loại cốt gỗ: MDF thường và MDF lõi xanh. Quy cách tiêu chuẩn: 1.220mm x 2.440mm. Độ dày đa dạng: 3, 6, 9, 12, 15, 17, 18, 21, 25mm. Ngoài ra, MDF lõi xanh của An Cường còn có kích thước vượt khổ: 1.830mm x 2.440mm. Loại này có độ dày 6mm và 17mm.
Tấm phủ Veneer
Veneer là ván lạng được lạng mỏng từ nhiều loại gỗ tự nhiên cao cấp như: gỗ sồi, gỗ óc chó, xoan đào, tần bì, giẻ gai, tràm, gỗ đỏ, gỗ thích… Tấm phủ chỉ có độ dày từ 0,3 – 0,6mm (chưa đầy 1mm). Bề mặt tấm phủ mang màu sắc và đường vân giống y như gỗ tự nhiên. Đây là vật liệu phủ cao cấp, có giá trị thẩm mỹ cao.
Ngoài sản phẩm lạng tự nhiên, còn có loại Veneer kỹ thuật. Nghĩa là sau khi lạng mỏng, sản phẩm tiếp tục được xử lý, phủ màu, phủ bóng theo ý muốn. Do đó, so với Laminate hay Melamine, ván lạng cũng đa dạng về màu sắc. Mang đến nhiều sự chọn lựa chọn người dùng.
Để tạo nên tấm MDF Veneer dùng sản xuất nội thất, phải trải qua quá trình phủ keo, ép, đánh bóng, chà nhám. Đảm bảo ván lạng bám chắc trên cốt gỗ, giảm tối thiểu rủi ro bong tróc, hỏng, vỡ.
Gỗ công nghiệp MDF phủ Veneer là vật liệu cao cấp, giá thanh cao hơn các loại tấm phủ nhân tạo khác. Vừa đáp ứng được tính thẩm mỹ, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư.
Quy trình phủ Veneer lên cốt gỗ MDF
Phủ Veneer lên cốt gỗ MDF đòi hỏi máy móc hiện đại, thợ có tay nghề cao. Nếu không, chất lượng sản phẩm sẽ kém so với thực tế. Cạnh dán dễ bị bong tróc, tuổi thọ kém. Đây cũng là điều mà khách hàng phải cân nhắc, lựa chọn kỹ đơn vị cung cấp trước khi quyết định mua.
Ngoài ra, quy trình phủ Veneer ở các nhà máy đều tương tự nhau:
- Tráng keo gỗ lên toàn bộ bề mặt cốt gỗ
- Dán Veneer lên bề mặt gỗ đã được tráng keo
- Đưa vào máy ép, có thể ép nguội hoặc ép nóng. Quy trình ép đòi hỏi kỹ thuật cao, điều chỉnh nhiệt độ và thời gian hợp lý. Đến khi phẳng bề mặt thì được. Có nhiều kỹ thuật ghép Veneer khác nhau tạo nên những bề mặt phong phú và bắt mắt cho món đồ nội thất.
- Sau cùng, chà nhám bề mặt, cạnh để gỗ đẹp, mượt và ưng ý nhất.
Bài viết liên quan: Toàn bộ quy trình sản xuất gỗ ván ép MDF
Gỗ MDF dán Veneer gồm những loại nào?
Theo cốt gỗ, có hai loại là MDF Veneer lõi thường và MDF Veneer lõi xanh chống ẩm. Lõi xanh chống ẩm sẽ phù hợp cho đồ dùng nội thất tại khu vực ẩm ướt như nhà bếp. Hoặc những nơi có khí hậu đặc thù nóng ẩm mưa nhiều.
Theo bề mặt phủ, có thể phân chia theo nguồn gốc tấm Veneer. Phổ biến hiện nay gồm có: MDF Veneer xoan đào, MDF phủ Veneer óc chó, MDF Veneer gỗ sồi, MDF Veneer tần bì…
Theo công nghệ sản xuất Veneer, sẽ gồm: gỗ MDF phủ Veneer tự nhiên và gỗ MDF Veneer kỹ thuật.
Theo kích thước sản xuất cốt gỗ công nghiệp, có thể phân chia theo độ dày tấm ván. Hoặc phân biệt bằng quy cách tiêu chuẩn và quy cách vượt khổ.
Ngoài ra, ta còn có cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp phủ Veneer theo nhà sản xuất: An Cường, Minh Long, hàng nhập khẩu Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu…
Hiện nay ở xưởng gỗ công nghiệp Phong Việt có hai loại Veneer được phân biệt theo lớp sơn phủ trên bề mặt. Theo đó sẽ gồm 2 loại: MDF dán Veneer sơn O7 và gỗ MDF phủ Veneer Inchem. Lớp sơn phủ đóng vai trò quan trọng ở cả tính thẩm mỹ và độ bền.
Gỗ MDF phủ Veneer có ưu điểm gì?
Vật liệu mới sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho người sử dụng. Gỗ công nghiệp MDF Veneer cũng không ngoại lệ. Sản phẩm có những ưu điểm nổi bật phải kể đến như:
- Vật liệu thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên
- Gỗ công nghiệp có độ ổn định cao, hạn chế bị cong vênh, co ngót trong quá trình sử dụng.
- Cả cốt gỗ và Veneer đều đã được loại bỏ tạp chất, sử dụng chất phụ gia trong kỹ thuật sản xuất. Nhờ đó hạn chế mối mọt, tăng tuổi thọ sử dụng.
- Bề mặt đẹp, đường vân và màu sắc tự nhiên không thua kém gì gỗ thịt.
- Màu sắc mẫu mã đa dạng, mang đến cho khách hàng nhiều sự chọn lựa phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng.
- Sản phẩm luôn có sẵn với số lượng lớn, dễ thi công, giá thành hợp lý
- MDF Veneer lõi xanh có thể dùng để sản xuất tủ bếp, bàn ăn bếp…
Nhược điểm của ván MDF dán Veneer
- Vì bề mặt lạng từ gỗ tự nhiên nên tuổi thọ sử dụng chỉ từ 5 – 7 năm. Nếu nội thất ít di chuyển, môi trường khô ráo, có thể kéo dài 10 – 15 năm. So với MDF phủ Melamine hoặc Laminate thì kém hơn.
- Dễ bị bong, nứt gãy nếu di chuyển nhiều. Vì thế, đồ dùng nội thất sản xuất từ MDF Veneer chỉ nên đặt một chỗ, hạn chế di chuyển.
- Dễ bị mối mọt hơn các bề mặt phủ nhân tạo. Đặc biệt, do lạng từ gỗ tự nhiên nên không dùng hóa chất tẩy rửa lên bề mặt nội thất.
Bài viết phân tích, đánh giá chi tiết ưu điểm và nhược điểm của dòng gỗ Veneer, bạn có thể xem tại đây. Nếu có nhu cầu, mời bạn tham khảo qua bảng báo giá thi công nội thất gỗ Veneer:
Thi công nội thất gỗ công nghiệp MDF Veneer
MDF phủ Veneer là vật liệu hiện đại, thân thiện, tiết kiệm chi phí. Sở hữu màu sắc đa dạng, bền bỉ, vật liệu dễ dàng kết hợp trong nhiều không gian, tạo nên phong cách sống riêng biệt cho mỗi chủ sở hữu. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả nhất các món đồ nội thất bằng gỗ MDF phủ Veneer, xưởng gỗ Phong Việt khuyên chủ đầu tư:
- Không nên dùng để thiết kế tủ đồ hay kệ đựng đồ trong nhà tắm. Dễ bị ẩm ướt và hỏng.
- Khi muốn làm tủ bếp, kệ, bàn bếp bằng gỗ công nghiệp MDF Veneer, nên chọn MDF lõi xanh chống ẩm. Mục đích nhằm hạn chế tác động của môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao trong nhà bếp tới tủ đồ.
- Nên chọn MDF phủ Veneer để thiết kế cửa đi chính, cửa thông phòng, tủ quần áo, kệ tivi, bàn học, ghế, bộ bàn ăn nhà bếp… Lam gỗ trang trí, cầu thang…
- MDF dán Veneer còn thích hợp dùng để thiết kế bàn giám đốc, tủ lệ đựng tài liệu văn phòng, bàn làm việc của nhân viên, trang trí quầy lễ tân bằng gỗ; Dùng thiết kế bàn ghế, kệ tủ lại nhà hàng, quán cafe, khách sạn…
Trên đây là những thông tin chi tiết về ván công nghiệp MDF phủ Veneer. Hi vọng các thông tin mà Xưởng gỗ nội thất Phong Việt chia sẻ sẽ giúp khách hàng có quyết định lựa chọn đúng đắn hơn. Giúp gia chủ tối ưu chi phí mà vẫn sở hữu được những món đồ dùng nội thất gỗ công nghiệp bền, đẹp, đẳng cấp.